Các nhà kinh tế đã tiến hành nghiên cứu hành vi của con người từ hàng trăm năm nay: cách ta đưa ra các quyết định, cách ta hành động theo từng cá nhân và theo nhóm, và cách ta trao đổi những giá trị. Họ nghiên cứu các tổ chức thiết chế tạo thuận lợi cho thương mại, như hệ thống pháp luật, sự hợp tác, và các khu thương mại. Nhưng có một thiết chế công nghệ mới sẽ làm thay đổi cách thức ta trao đổi, buôn bán, và đó được gọi là “blockchain”.

Nó không phải là 1 ứng dụng. Không phải là 1 công ty. Tôi nghĩ nó rất giống với mô tả như Wikipedia. Chúng ta có thể thấy mọi thứ trên Wikipedia. Nó là một cái nhìn tổng hợp luôn thay đổi và được cập nhật. Chúng ta cũng có thể theo dõi những thay đổi này trên Wikipedia, và chúng ta có thể tạo ra “wikis” của riêng mình, vì ở trung tâm, chúng chỉ là một cơ sở dữ liệu. Trên Wikipedia, nó là một platform mở để lưu trữ từ ngữ và hình ảnh. và những thay đổi dữ liệu theo thời gian. Trên “blockchain”, bạn có thể nghĩ nó là 1 nguồn mở, mà lưu trữ nhiều loại tài sản. Nó lưu trữ lịch sử của việc giám sát, lưu thông thông tin, quyền sỡ hữu và địa chỉ của các tài sản dưới dạng tiền kỹ thuật số – Bitcoin, một dạng khác của tài sản số giống như là sở hữu một IP. Nó có thể là 1 chứng nhận, thỏa thuận, những đối tượng được đóng gói, thậm chí cả thông tin cá nhân. Đương nhiên, còn có những chi tiết kỹ thuật khác của mạng “blockchain”, nhưng chính yếu là ở cách nó hoạt động. Nó là một dạng đăng ký tài khoản công cộng có thể lưu trữ những giao dịch trên 1 mạng và được nhân rộng nên rất an toàn vì khó có thể can thiệp trên từng phiên bản đó

Ví dụ, việc không biết người mình đang giao dịch là ai. Nếu bạn muốn mua một smartphone cũ trên eBay. Việc phải làm trước hết là xem bạn mua bán với ai. Họ có phải là người dùng eBay uy tín? Họ có được nhận xét và xếp hạng tốt, hay họ chưa có dòng lý lịch nào? Nhận xét, xếp hạng, đáng giá: đó là những chứng nhận về thông tin cá nhân mà chúng ta cần tạo dựng hôm nay và dùng để xóa bỏ những nghi ngờ về người mà ta đàm phán. Nhưng vấn đề là những thông tin đó bị cắt nhỏ rời rạc. Hãy nghĩ về số lượng nhiều nhận xét mà bạn có. “Blockchain” cho phép chúng ta tạo ra một mặt bằng rộng mở toàn cầu ở đó có thể lưu trữ bất kỳ chứng nhận nào về bất kỳ cá nhân nào từ bất kỳ nguồn nào. Điều đó cho phép ta tạo ra một danh tính người dùng đáng tin và thường trực. Còn hơn cả lý lịch vì bạn có thể tiết lộ 1 cách có chọn lọc những đặc điểm khác nhau về bạn điều đó giúp đơn giản hóa việc mua bán và tương tác, ví dụ, một chính phủ cấp cho bạn một thẻ căn cước, bạn trên 21 tuổi, bằng cách cung cấp những bằng chứng mật mã những chi tiết này tồn tại và được chấp nhận. Việc có căn cước thường trực loại này trong thế giới thực và thế giới số cho phép chúng ta tham gia mọi hành vi thương mại một cách trọn vẹn.

Bettina Warburg: Tôi nghĩ đó là câu hỏi hay. Phòng nghiên cứu của tôi tập trung vào hướng các công ty và chính phủ sẽ tiên phong, vì trên thực tế, “blockchain” là một công nghệ phức tạp. Có bao nhiều người thực sự hiểu cách internet hoạt động? Nhưng bạn vẫn dùng nó mỗi ngày đó thôi, vậy tôi nghĩ chúng ta dường như đối mặt với ý tưởng của John Sculley: công nghệ nên là bí ẩn hoặc là thứ đẹp đẽ, và “blockchain” cũng không phải luôn như bây giờ, mà nó sẽ được thay đổi để mọi người tiếp cận sớm hơn họ sẽ dùng và chơi với nó hay tìm được những thứ hay nhất như việc theo dõi thông tin cá nhân, tài sản hay những hợp đồng thông minh nó được dùng ở mức độ của công ty hay chính phủ.