Các nhà kinh tế đã tiến hành nghiên cứu hành vi của con người từ hàng trăm năm nay: cách ta đưa ra các quyết định, cách ta hành động theo từng cá nhân và theo nhóm, và cách ta trao đổi những giá trị. Họ nghiên cứu các tổ chức thiết chế tạo thuận lợi cho thương mại, như hệ thống pháp luật, sự hợp tác, và các khu thương mại. Nhưng có một thiết chế công nghệ mới sẽ làm thay đổi cách thức ta trao đổi, buôn bán, và đó được gọi là “blockchain”.
Hiện giờ, nó chính là một tuyên bố khá táo bạo, nhưng nếu như bạn không nắm được gì từ bài thuyết trình này, thì tôi thật sự muốn bạn nhớ rằng khi công nghệ “blockchain” vẫn còn tương đối mới, thì chính nó chính là sự tiếp nối của một câu chuyện rất nhân văn, và câu chuyện đó là đây. Là con người, chúng ta tìm ra những cách để giảm bớt lòng nghi ngờ về nhau để có thể trao đổi những điều tốt đẹp.
Hiện tại, một trong những người đầu tiên khám phá ra ý tưởng về các tổ chức được sử dụng như một công cụ trong kinh tế học để hạn chế sự nghi ngờ của ta về người khác và để có thể trao đổi thương mại chính là chuyên gia kinh tế Nobel Douglass North. Ông đã mất hồi cuối năm 2015, nhưng North có những bước tiên phong về cái được gọi là “kinh tế thiết chế mới.” Và điều ông muốn nói về thiết chế này chính là luật lệ chính thống như một hiến pháp, và những rào cản không chính thức,ví như nạn hối lộ. Những tổ chức này thật sự là chất bôi trơn để bánh xe kinh tế hoạt động, và chúng ta có thể thấy hiện tượng đó trong suốt quá trình lịch sử của nhân loại.
Nếu chúng ta nhìn lại lúc con người còn ở thời kỳ săn bắn hái lượm, ta chỉ buôn bán trong phạm vi nhỏ. Chúng ta đã có vài trục trặc, bất bình lúc trao đổi, nhưng ta đã áp chế bạo lực hay các ảnh hưởng xã hội. Vì xã hội phát triển ngày càng phức tạp hơn và lộ trình của thương mại đang phát triển ngày càng xa, cho nên ta đã xây dựng nên những thiết chế đúng đắn hơn, những tổ chức như ngân hàng ngoại tệ, chính phủ, các tập đoàn. Những thiết chế này đã giúp ta quản lý thương mại khi nghi ngờ và phức tạp gia tăng, và sự điều hành của các cá nhân ngày càng giảm sút. Kể cả với Internet, chúng ta cũng đặt những thiết chế trực tuyến giống như vậy. Chúng ta đã xây dựng những trang mạng buôn bán hàng hóa như Amazon, eBay, Alibaba, chỉ hơi khác là những thiết chế này hoạt động nhanh hơn và đóng vai trò trung gian để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế
Như Douglass North đã nhận thấy, các thiết chế là một công cụ hạn chế những nghi kỵ để chúng ta có thể kết nối và trao đổi mọi thứ trong xã hội. Và tôi tin, chúng ta đang bước vào một thời kỳ đổi mới căn bản và dài hơi về cách thức chúng ta tương tác và giao dịch, vì, lần đầu tiên, chúng ta có thể hạn chế sự nghi ngờ mà không cần đến các thiết chế chính trị và kinh tế, như ngân hàng, tập đoàn và chính phủ, mà ta có thể thực hiện chỉ với công nghệ.
Vậy “blockchain” là gì? Công nghệ “blockchain” là một cơ sở dữ liệu (không tập trung) lưu trữ tài sản và giao dịch thông qua hệ thống “Peer-to-peer”. Cơ bản mà nói thì đó là hệ thống lưu trữ chung của những người sở hữu và người nhận. Các giao dịch được thực hiện thông qua mã, dần dần, lịch sử giao dịch đó sẽ được gắn mã khóa thời gian, được liên kết với nhau và được thực hiện theo các mã hóa. Nó tạo ra một hệ thống lưu trữ bất biến của tất cả các giao dịch thông qua mạng này. Lưu trữ này được thực hiện trên mỗi máy tính kết nối mạng.
Nó không phải là 1 ứng dụng. Không phải là 1 công ty. Tôi nghĩ nó rất giống với mô tả như Wikipedia. Chúng ta có thể thấy mọi thứ trên Wikipedia. Nó là một cái nhìn tổng hợp luôn thay đổi và được cập nhật. Chúng ta cũng có thể theo dõi những thay đổi này trên Wikipedia, và chúng ta có thể tạo ra “wikis” của riêng mình, vì ở trung tâm, chúng chỉ là một cơ sở dữ liệu. Trên Wikipedia, nó là một platform mở để lưu trữ từ ngữ và hình ảnh. và những thay đổi dữ liệu theo thời gian. Trên “blockchain”, bạn có thể nghĩ nó là 1 nguồn mở, mà lưu trữ nhiều loại tài sản. Nó lưu trữ lịch sử của việc giám sát, lưu thông thông tin, quyền sỡ hữu và địa chỉ của các tài sản dưới dạng tiền kỹ thuật số – Bitcoin, một dạng khác của tài sản số giống như là sở hữu một IP. Nó có thể là 1 chứng nhận, thỏa thuận, những đối tượng được đóng gói, thậm chí cả thông tin cá nhân. Đương nhiên, còn có những chi tiết kỹ thuật khác của mạng “blockchain”, nhưng chính yếu là ở cách nó hoạt động. Nó là một dạng đăng ký tài khoản công cộng có thể lưu trữ những giao dịch trên 1 mạng và được nhân rộng nên rất an toàn vì khó có thể can thiệp trên từng phiên bản đó
Điều đó đưa tôi đến suy nghĩ về cách thức mà “blockchain” có thể làm giảm bớt những nghi ngờ cho nên tôi cũng nghĩ tới cách mà “blockchain” có thể biến đổi nền kinh tế đến mức triệt để. Vậy, nghi ngờ là một vấn đề lớn trong các nền kinh tế, nhưng tôi xin trình bày 3 hình thức của sự nghi ngờ mà chúng ta đang đối mặt trong hầu hết giao dịch hàng ngày, ở đó. “blockchain” có thể phát huy vai trò của nó. Chúng ta đối mặt với nghi ngờ như không biết rõ người mình đang đàm phán, không hiễu rõ một giao dịch trước khi bắt đầu và không biết phải làm sao nếu giao dịch bị sai sót.
Ví dụ, việc không biết người mình đang giao dịch là ai. Nếu bạn muốn mua một smartphone cũ trên eBay. Việc phải làm trước hết là xem bạn mua bán với ai. Họ có phải là người dùng eBay uy tín? Họ có được nhận xét và xếp hạng tốt, hay họ chưa có dòng lý lịch nào? Nhận xét, xếp hạng, đáng giá: đó là những chứng nhận về thông tin cá nhân mà chúng ta cần tạo dựng hôm nay và dùng để xóa bỏ những nghi ngờ về người mà ta đàm phán. Nhưng vấn đề là những thông tin đó bị cắt nhỏ rời rạc. Hãy nghĩ về số lượng nhiều nhận xét mà bạn có. “Blockchain” cho phép chúng ta tạo ra một mặt bằng rộng mở toàn cầu ở đó có thể lưu trữ bất kỳ chứng nhận nào về bất kỳ cá nhân nào từ bất kỳ nguồn nào. Điều đó cho phép ta tạo ra một danh tính người dùng đáng tin và thường trực. Còn hơn cả lý lịch vì bạn có thể tiết lộ 1 cách có chọn lọc những đặc điểm khác nhau về bạn điều đó giúp đơn giản hóa việc mua bán và tương tác, ví dụ, một chính phủ cấp cho bạn một thẻ căn cước, bạn trên 21 tuổi, bằng cách cung cấp những bằng chứng mật mã những chi tiết này tồn tại và được chấp nhận. Việc có căn cước thường trực loại này trong thế giới thực và thế giới số cho phép chúng ta tham gia mọi hành vi thương mại một cách trọn vẹn.
Vậy là tôi vừa nói về cách “blockchains” có thể giảm thiểu nghi ngờ ở người mà ta đang đàm phán. Nghi ngờ thứ 2 mà ta thường gặp là không thấy một cách xuyên suốt quá trình tương tác. Ví dụ bạn muốn gửi cho tôi smartphone qua đường bưu điện. Tôi muốn thấy rõ quá trình này. Tôi muốn biết rằng sản phẩm tôi mua đúng là cái được gửi đến tôi qua bưu điện và có những bằng chứng về cách nó được gửi đến tôi. Đây là một sự thực không chỉ dành cho hàng điện tử như smartphone, mà còn cho nhiều loại hàng hóa và thông tin, như là thuốc tây, hàng xa xỉ, và nhiều loại dữ liệu hay sản phẩm mà ta không muốn bị đổi khác
Vấn đề này có ở nhiều công ty, đặc biệt là những công ty sản xuất máy móc tinh vi như smartphone, đó là những công ty đang điều hành tất cả những người bán hàng thông qua một chuỗi cung cấp theo hàng ngang. Tất cả những người này đến nơi làm sản phẩm, họ không có cùng cơ sở dữ liệu. Họ không dùng cùng cơ sở hạ tầng, và như thế sẽ rất khó thấy rõ ràng sản phẩm được hình thành thế nào.
Khi dùng “blockchain”, ta có thể tạo ra một thực tại chung mà không cần thông qua niềm tin. Tôi muốn nói tất cả những người trong hệ thống không cần biết nhau cũng không cần tin nhau, vì mỗi người đều có thể kiểm tra và xác nhận các giá trị cho mình trên hệ thống chung. Hãy so sánh với mạng Wikipedia. Đó là một cơ sở dữ liệu chung, và thậm chí nó có nhiều người đọc và nhiều người viết cùng lúc, nó vẫn luôn là một cơ sở duy nhất. Vậy chúng ta có thể tạo cơ sở đó trên “blockchain”. Ta có thể tạo một cơ sở dữ liệu đa cực mà có tính hiệu quả của một cơ sở tập trung nhưng lại không có quyền lực tập trung. Vậy tất cả những người bán, tất cả các công ty, có thể tương tác bằng cách dùng cơ sở dữ liệu này mà không cần dựa vào các cơ sở khác. Có nghĩa là người mua có thể thấy rõ mọi hoạt động mua bán. Khi một đồ vật di chuyển, ta có thể thấy chứng nhận số của nó hay hình ảnh của nó di chuyển trên “blockchain”, cùng với giá trị của nó trên thực tế. Đây là một thế giới hoàn toàn mới mà ở đó tất cả đều được thấy rõ.
Trên đây,tôi đã nói về cách “blockchain” có thể làm giảm sự nghi ngờ và cách thức” blockchain” làm tăng sự minh bạch trong vận chuyển giao dịch phức tạp như một chuỗi cung cấp hàng hóa. Sự nghi ngờ cuối cùng mà chúng ta đối mặt là một trong những nghi ngờ không hồi kết và đó là sự không giữ lời. Nếu bạn không gửi chiếc smartphone đó cho tôi thì sao? Tôi có thể lấy lại tiền không? “Blockchain” cho phép chúng ta viết ra mật mã, kèm theo hợp đồng, giữa các cá nhân và đảm bảo những hợp đồng này sẽ được thực hiện không cần bên thứ 3 ép buộc. Ví dụ, với chiếc smartphone, bạn có thể nghĩ tới việc ký quỹ. Bạn đang trả tiền cho nó, nhưng bạn không cần bỏ số tiền đó ra cho đến khi bạn có thể kiểm tra tất cả những điều kiện được thỏa mãn.. Bạn nhận được chiếc điện thoại.
Tôi nghĩ đây là một trong những cách thú vị nhất mà “blockchain” làm để hạn chế nghi ngờ, vì nó có nghĩa là ở mức độ nào đó ta có thể hủy những thiết chế và những ràng buộc của nó. Nghĩa là nhiều hoạt động kinh tế có thể được bảo đảm và thực hiện, và loại dần can thiệp của con người ra khỏi việc trao đổi, đó là những nơi mà thông tin được chuyển từ thế giới thực vào trong “blockchain”.
Tôi nghĩ điều có thể đánh bại Douglass North liên quan đến việc sử dụng công nghệ chính là cách thức làm cho công nghệ hoạt động, mà cái giữ cho “blockchain” được an toàn và đáng tin cậy, lại chính là sự nghi ngại giữa người này với người kia. Còn hơn cả sự nghi ngờ được giảm thiểu và những thiết chế rườm rà như ngân hàng, chính phủ, tập đoàn, chúng ta có thể khai thác tất cả những sự nghi ngờ tập thể và dùng nó để hợp tác, trao đổi nhiều hơn, nhanh hơn và cởi mở hơn.
Tôi không muốn bạn nghĩ rằng “blockchain” là giải pháp cho mọi thứ, thậm chí báo giới còn nói nó sẽ xóa nghèo, nó cũng sẽ giải quyết những vấn đề về dược phẩm giả và có thể cứu được những khu rừng nhiệt đới. Sự thật là, công nghệ của chúng ta vẫn còn ở thời kỳ sơ khai, và chúng ta cần thực hiện nhiều thí nghiệm và trải qua nhiều thất bại trước khi chúng ta thật sự hiểu tất cả những vấn đề của nền kinh tế nhân loại. Nhưng có nhiều người làm việc trong lĩnh vực này, từ thiết chế tài chính đến các công ty công nghệ, công ty khởi nghiệp và đại học. Và một trong những lý do đó là nó không chỉ là sự phát triển kinh tế. Nó còn là sự đổi mới trong khoa học máy tính.
“Blockchain” cho chúng ta khả năng về công nghệ để tạo ra kỷ lục trao đổi giữa con người, trao đổi tiền bạc, những loại tài sản kỹ thuật số và tài sản vật chất, thậm chí cả những thông tin cá nhân, với cách hoàn toàn mới. Vậy theo cách nào đó, Chúng ta sẽ có 1 thiết chế công nghệ có được mọi lợi điểm của những thiết chế cổ điển mà chúng ta từng áp dụng trong xã hội, nhưng nó được thực hiện theo cách phân quyền. Thiết chế mới tạo được sự phân quyền bằng cách chuyển nhiều nghi ngờ thành tin tưởng.
Vậy tôi nghĩ chúng ta cần bắt đầu chuẩn bị từ chính bản thân mình, vì ta sẽ đối mặt với một thế giới mà ở đó thiết chế tự chủ và phân quyền có chức năng quan trọng.
Bruno Giussani: Cảm ơn Berttina. Tôi nghĩ điều đó đang xảy ra, nó cho chúng ta nhiều cơ hội, và nó rất phức tạp. Theo bạn, tỷ lệ người chấp nhận thiết chế này ước tính là bao nhiêu?
Bettina Warburg: Tôi nghĩ đó là câu hỏi hay. Phòng nghiên cứu của tôi tập trung vào hướng các công ty và chính phủ sẽ tiên phong, vì trên thực tế, “blockchain” là một công nghệ phức tạp. Có bao nhiều người thực sự hiểu cách internet hoạt động? Nhưng bạn vẫn dùng nó mỗi ngày đó thôi, vậy tôi nghĩ chúng ta dường như đối mặt với ý tưởng của John Sculley: công nghệ nên là bí ẩn hoặc là thứ đẹp đẽ, và “blockchain” cũng không phải luôn như bây giờ, mà nó sẽ được thay đổi để mọi người tiếp cận sớm hơn họ sẽ dùng và chơi với nó hay tìm được những thứ hay nhất như việc theo dõi thông tin cá nhân, tài sản hay những hợp đồng thông minh nó được dùng ở mức độ của công ty hay chính phủ.