Chào bạn, bài viết này Gia xin chia sẻ những bài học mình rút ra được từ cuốn sách “Cha giàu cha nghèo” với tên tiếng Anh là “Rich Dad, Poor Dad” của tác giả Robert Kiyosaki. Sau khi đọc cuốn sách, mình đã thay đổi cách suy nghĩ về định hướng công việc và tư duy trong cách kiếm tiền. Và sau đây là 5 bài học mình rút ra từ cuốn sách này, mời bạn tham khảo!
Bài học 1: Hiểu biết về tiền bạc là chìa khóa thành công
Để thành công trong việc kiếm tiền, điều đầu tiên bạn cần làm là hiểu rõ về tiền bạc. Hãy tìm hiểu về các khái niệm tài chính, lãi suất, thu nhập và chi tiêu để có một nền tảng vững chắc trong việc quản lý tài chính cá nhân.
Ví dụ: Hai người bạn cùng làm việc, nhưng người thứ nhất với sự hiểu biết về tiền bạc đã luôn tìm cách tiết kiệm và đầu tư, trong khi người thứ hai chỉ tiêu xài. Họ cho thấy sự khác biệt giữa tư duy kiếm tiền và giữ tiền của mình
Bài học 2: Tạo các nguồn thu nhập thụ động
Thu nhập thụ động là những khoản tiền bạn kiếm được mà không cần phải làm việc chăm chỉ hàng ngày. Hãy tìm hiểu và áp dụng những cách kiếm tiền từ thu nhập thụ động, như đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, hoặc kinh doanh online.
Ví dụ: Một cặp vợ chồng mua nhà để cho thuê và tận dụng lãi suất hợp lý. Họ đã áp dụng kiến thức đầu tư từ “Cha giàu cha nghèo” để tạo ra nguồn thu nhập thụ động và ổn định. Càng ngày tài sản của họ ngày một tăng lên do bất động sản tăng giá kèm theo một nguồn thu nhập thụ động. Như vậy, bất động sản là một kênh đầu tư có thể gia tăng tài sản và tạo cho chúng ta một nguồn thu nhập thụ động quý giá.
Hiện nay,với sự phát triển của công nghệ thông tin, chúng ta có rất nhiều cơ hội tạo ra các nguồn thu nhập thụ động khác nhau. Ví dụ như kinh doanh online, phát triển kênh youtube, nhận cổ tức khi đầu tư cổ phiếu… Mình đây cũng là những thứ Gia đang theo đuổi cho sự nghiệp của mình.
Bài học 3: Hãy làm chủ tiền bạc, đừng để tiền bạc làm chủ bạn
“Cha giàu cha nghèo” khuyến khích chúng ta trở thành chủ nhân của tiền bạc mình kiếm được. Điều này có nghĩa là bạn cần biết quản lý chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư một cách hợp lý, thay vì để tiền bạc kiểm soát cuộc sống của mình.
Bài học 4: Xây dựng tháp tài sản cá nhân
Nếu tài sản mỗi người sở hữu là những cái tháp thì chúng ta nên chia tháp ra thành 3 phần. Phần móng, phần giữa tháp và đỉnh tháp.
Đầu tiên ở phần đáy của tháp đại diện cho tài sản lớn nhất có nhiệm vụ bảo vệ chúng ta trước mọi hoàn cảnh khó khăn. Đó có thể là căn nhà giúp ta có chổ ở, là bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe giúp ta bớt gánh lo khi bệnh tật.
Tiếp theo là phần thân tháp là các quỹ như “quỹ dự phòng“, “quỹ mua sắm dự kiến“… phần này giúp ta không chạm vào phần tài sản bên dưới nếu có một sự cố mất mát thu nhập xảy ra với chúng ta hay thực hiện kế hoạch trong tương lai như mua xe, sửa sang nhà cửa…
Cuối cùng là đỉnh tháp, nơi đây bao gồm các khoản đầu tư để sinh sôi, nảy nỡ tiền bạc cho chúng ta. Dựa vào khả năng và kiến thức đầu tư của mỗi người có thể phân chia tỷ lệ đầu tư khác nhau.
Bài học 5: Thiết lập mục tiêu và kế hoạch tài chính rõ ràng
Cuối cùng, việc thiết lập mục tiêu và kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ giúp bạn đi đúng hướng trong việc tư duy kiếm tiền. Hãy xác định mục tiêu tài chính dài hạn, ngắn hạn, và lên kế hoạch cụ thể để đạt được chúng.
Kết luận:
Tư duy kiếm tiền không chỉ là việc có nhiều tiền, mà còn là cách bạn quản lý và sử dụng chúng một cách hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này bạn có thêm kiến thức về tài chính mà cuốn sách này mang lại.
Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về tài chính cá nhân và tư duy kiếm tiền. Gia khuyên bạn bỏ thêm thời gian để đọc hết cuốn sách. Gia để đường link Cuốn sách Cha Giàu Cha Nghèo ở sàn thương mại điện tử Tiki để bạn tham khảo. Chúc bạn áp dụng thành công những bài học giá trị từ cuốn sách