Cách mang công nghiệp 4.0 đang ở ngay đây – Olivier Scalabre

Tăng trưởng kinh tế chững lại, và đó là một vấn đề lớn. Nền kinh tế toàn cầu ngừng tăng trưởng. Chuyện này không mới. Sự phát triển thật ra đang chậm lại trong suốt 50 năm qua. Nếu cứ tiếp tục như thế, chúng ta cần phải học cách để sống trong một thế giới ngừng tăng trưởng trong thập niên tới. Điều này thật đáng sợ vì khi nền kinh tế không phát triển, con cháu chúng ta sẽ không thể có cuộc sống no đủ. Điều đáng sợ hơn là, nếu cái bánh kinh tế không to ra, thì phần bánh của chúng ta nhỏ lại. Ta phải chiến đấu khốc liệt để có phần to hơn. Điều này tạo ra những sức ép và xung đột nghiêm trọng. Tăng trưởng rất quan trọng.

Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử của tăng trưởng, những giai đoạn tăng trưởng mạnh luôn được hỗ trợ bởi những cuộc cách mạng sản xuất lớn. Điều này đã xảy ra ba lần, mỗi lần cách nhau 50-60 năm. Động cơ hơi nước vào giữa thế kỉ 19, cơ khí hoá sản xuất vào đầu thế kỷ 20, Cảm ơn, Ngài Henry Ford. Và làn sóng tự động hóa đầu tiên vào những năm 1970.

1:21 Tại sao những cuộc cách mạng sản xuất này tạo ra sự phát triển lớn trong nền kinh tế? Vì chúng đã cải thiện năng suất lao động một cách mạnh mẽ. Vấn đề khá đơn giản: để phát triển, bạn cần phải sản xuất nhiều hơn, đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế. Cần có nhiều lao động hơn, nhiều vốn hơn hoặc năng suất cao hơn. Mỗi lần như thế, năng suất được đẩy mạnh.

1:48 Tôi ở đây hôm nay để nói với các bạn rằng chúng ta đang ở ngưỡng cửa của một sự biến đổi lớn tiếp theo, và rất ngạc nhiên là sự thay đổi này, sẽ một lần nữa xuất phát từ khâu sản xuất. Điều đó sẽ đưa chúng ta ra khỏi suy thoái và nó sẽ thay đổi cách mà sự toàn cầu hoá hoạt động trong thập kỉ trước. Tôi ở đây để nói với các bạn về sự kì diệu của cuộc cách mạng công nghiệp lần 4, mà chúng ta đang tiến tới.

2:18 Ý tôi không phải là ta ngừng cải tiến sản xuất kể từ cuộc cách mạng trước. Thực ra, chúng ta đã có vài ý tưởng thất bại để cố gắng tái sinh nó. Nhưng không một lần nào ta tạo ra sự đột biến mà ta cần để tiếp tục phát triển lại. Ví dụ, chúng ta đã thử chuyển các nhà máy ra nước ngoài, để giảm giá thành sản xuất và tận dụng nguồn lao động giá rẻ. Không những ta không cải thiện được năng suất, mà ta chỉ tiết kiệm được vốn trong thời gian ngắn. Bởi vì, về lâu dài, “lao động giá rẻ” không hề rẻ. Sau đó, chúng ta thử mở rộng nhà máy, và ta chuyên môn hoá chúng theo sản phẩm. Ý tưởng là chúng ta có thể sản xuất thật nhiều một loại sản phẩm và dự trữ để bán theo nhu cầu.

3:03 Điều này đã làm tăng năng suất trong một thời gian. Nhưng nó làm cho chuỗi phân phối của chúng ta rất cứng nhắc. Ví dụ ở ngành bán lẻ quần áo. Các công ty quần áo có lịch sử lâu đời, họ đã xây dựng trên toàn cầu các chuỗi cung ứng rất cứng nhắc. Khi các hãng cạnh tranh khác nhanh nhạy hơn, như Zara, bắt đầu bổ sung nguồn hàng nhanh hơn, từ hai bộ sưu tập mỗi năm cho đến một bộ sưu tập mỗi tháng, không một hãng nào có thể bắt kịp nhịp độ như vậy. Phần lớn các hãng đó hiện nay đều gặp khủng hoảng.

3:35 Thế nhưng, tất cả các khuyết điểm này, vẫn tồn tại ở các nhà máy ta biết hiện nay. Nếu bạn nhìn kỹ lại, chúng vận hành chẳng khác gì 50 năm trước cả. Chúng ta chỉ đổi địa điểm, quy mô và cách chúng vận hành. Bạn có thể kể tên những thứ trông giống 50 năm trước không? Thật là điên rồ. Chúng ta làm mọi cách để thay đổi cách mô hình này vận hành, và chúng ta đang chạm tới giới hạn.

4:04 Sau tất cả các cố gắng để sửa đổi cách ta sản xuất đều thất bại, chúng ta tưởng ta có thể phát triển ở trên lĩnh vực khác. Ta quay sang phát triển công nghệ… Ta đã cải tiến được rất nhiều. Chỉ kể tên một thứ: Internet. Ta hy vọng nó sẽ tạo ra tăng trưởng. Đúng thế, nó đã thay đổi cuộc sống của chúng ta. Nó tạo nên cuộc cách mạng trong truyền thông, dịch vụ và giải trí. Nhưng nó chưa giúp tăng năng suất nhiều. Thực ra, điều ngạc nhiên đó là năng suất đang giảm, bất kể tất cả các nỗ lực cải tiến này. Hãy tưởng tượng – ngồi văn phòng, lướt Facebook, xem video trên Youtube, chúng làm ta kém năng suất hơn. Lạ đúng không…

4:47 (Cười)

4:48 Đó là lý do kinh tế không tăng trưởng. Chúng ta thất bại trong việc cơ cấu lại không gian sản xuất, và sự cải tiến trong công nghệ khiến chúng ta xao nhãng điều đó. Nhưng nếu chúng ta kết hợp các nguồn lực đó? Nếu nền công nghiệp đương đại và những thành tựu công nghệ kết hợp để tạo ra sự cải tiến công nghiệp tiếp theo?

5:12 Bingo! Đây là cuộc cách mạng công nghiệp lần 4, và nó đang diễn ra. Các công nghệ hiện đại nhất đang được ứng dụng trong sản xuất, Một chương mới! Nó sẽ cải thiện hơn một phần ba năng suất trong công nghiệp. Con số đó rất lớn, và sẽ giúp ích rất nhiều cho tăng trưởng kinh tế. Tôi sẽ nói về vài thứ trong đó.

5:35 Bạn đã từng thấy những con robot trong công nghiệp chưa? Chúng có kích cỡ tương đương người, Chúng hỗ trợ con người sản xuất, và chúng có thể được lập trình để thực hiện nhiều công việc phức tạp khác nhau. Trong các nhà máy hiện nay, chỉ có 8% khâu sản xuất được tự động hoá, Công việc càng ít phức tạp, chúng càng lặp lại lặp lại. Trong 10 năm tới, sẽ là 25%. Điều đó có nghĩa, tới năm 2025, các robot tiên tiến sẽ thay thế công nhân, và sẽ cải thiện 20% năng suất, sản xuất nhiều hơn 20% lượng sản phẩm, và làm kinh tế tăng trưởng thêm 20%.

6:14 Đây không phải bối cảnh trong phim viễn tưởng, Robot đang phục vụ chúng ta, ngay bây giờ. Năm ngoái tại Mỹ, chúng giúp Amazon chuẩn bị và vận chuyển các đơn hàng cho ngày Cyber Monday, (giống Black Friday) ngày mà ta mua hàng qua mạng nhiều nhất. Cyber Monday năm ngoái, ở Mỹ, đã đạt kỷ lục vô tiền khoáng hậu về số lượng đơn hàng được đặt. 3 tỷ đô la đã được chi ra hôm đó cho việc mua sắm các thiết bị điện tử. Đó là tăng trưởng thực sự.

6:46 Và xuất hiện một ngành sản xuất hấp dẫn, đó là in 3D. Công nghệ này đã phát triển mạnh trong việc “in” chất dẻo, và nó đang phát triển trên chất liệu kim loại. Đó là các ngành công nghiệp lớn. Sản xuất chất dẻo và kim loại chiếm 25% trong tổng giá trị sản xuất toàn cầu.

7:05 Hãy lấy một ví dụ từ thực tế. Trong công nghiệp hàng không vũ trụ, ống phun nhiên liệu là một trong những bộ phận phức tạp nhất, vì lý do sau: nó được lắp ráp bởi 20 chi tiết khác nhau, chúng đều phải được sản xuất riêng rẽ và sau đó mới được lắp ráp cẩn thận lại. Các tập đoàn trong ngành này hiện đang sử dụng kỹ thuật in 3D, điều đó cho phép họ sản xuất 20 thiết bị riêng rẽ đó chỉ trong một lần “in.” Kết quả thì sao? Năng suất tăng 40%, sản xuất nhiều hơn 40% số sản phẩm, tăng trưởng thêm 40% cho ngành đó.

7:44 Thực sự, điều thú vị nhất trong cuộc cách mạng sản xuất này vượt xa khỏi việc tăng năng suất. Đó là việc sản xuất những sản phẩm tốt hơn, thông minh hơn. Đó là việc thay đổi cán cân thị trường. Hãy tưởng tượng một thế giới mà bạn có thể mua chính xác sản phẩm bạn muốn, với những chức năng bạn cần, với thiết kế bạn mong muốn, với cùng giá và thời gian sản xuất với sản phẩm được sản xuất hàng loạt, như xe ô tô, hay quần áo, hoặc điện thoại của bạn. Cách mạng công nghiệp mới đã biến chúng thành hiện thực.

8:19 Các robot hiện đại có thể được lập trình để có thể tham gia bất cứ khâu sản xuất nào, mà không yêu cầu cài đặt hay các hỗ trợ nào khác. In 3D giúp ta ngay lập tức sản xuất mọi loại sản phẩm có thiết kế đặc biệt. Ta có thể sản xuất một lô sản phẩm nào đó với cùng giá và thời gian sản xuất với lô sản xuất hàng loạt. Đó chỉ là một số ví dụ để cho thấy, cách mạng công nghiệp đang ở ngay đây.

8:49 Không những năng suất được cải thiện, mà việc sản xuất còn trở nên linh hoạt, đó chính là những yếu tố tăng trưởng ta còn thiếu. Nhưng chưa hết, ta sẽ còn phát hiện ra nhiều yếu tố bất ngờ khác khi sản xuất phát triển trở lại. Nó sẽ tạo ra sự dịch chuyển trong cơ cấu kinh tế vĩ mô.

9:15 Đầu tiên, các nhà máy sẽ được phát triển trên thị trường sân nhà của nó. Trong sự thay đổi toàn diện này, việc nguồn cung gần với khách hàng sẽ là tiêu chuẩn mới.

9:26 Sau đó, các nhà máy sẽ được cơ cấu lại, nhỏ hơn, gọn nhẹ hơn. Quy mô không quan trọng nữa, linh hoạt mới là yếu tố quyết định. Chúng sẽ hoạt động theo nguyên tắc đa sản phẩm và phù hợp mọi nhu cầu. Sự thay đổi này sẽ mang tính cách mạng.

9:41 Toàn cầu hoá sẽ bước vào kỷ nguyên mới. Các liên kết thương mại xuyên châu lục, sẽ được thay thế bằng các mối liên kết theo vùng, Châu Á – Châu Á; Châu Âu – Châu Âu. Khi bạn nghĩ lại, bạn sẽ thấy mô hình cũ thật điên rồ. Bạn phải chất hàng vào kho vận chuyển, rồi phân phối chúng toàn thế giới, trước khi chúng đến tay khách hàng. Trong mô hình mới, việc nguồn cung rất gần thị trường tiêu thụ, sẽ an toàn hơn rất nhiều cho môi trường. Trong các nền kinh tế phát triển, sản xuất sẽ quay về sân nhà, tạo ra nhiều việc làm hơn, năng suất cao hơn và tăng trưởng mạnh hơn. Đó là tin tốt, phải không?

10:27 Nhưng có một vấn đề với tăng trưởng. Nó không tự nhiên đến. Các nền kinh tế phát triển cần nắm lấy cơ hội đó. Ta cần đào tạo lại lực lượng lao động trên quy mô lớn. Ở hầu hết các nước, như Pháp – là quốc gia của tôi, chúng tôi dạy bọn trẻ rằng, sản xuất không có tương lai. Đó là thứ quá cũ kỹ rồi. Chúng ta phải thay đổi điều đó, và dạy các môn về sản xuất ở bậc đại học. Chỉ các quốc gia cải cách mạnh mẽ mới có thể nắm bắt cơ hội tăng trưởng này.

10:57 Đây cũng là cơ hội cho các nước đang phát triển. Tất nhiên, Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác sẽ không còn là đại công xưởng của thế giới nữa. Thực sự thì, mô hình đó không hiệu quả trong tương lai xa, khi các quốc gia đó trở nên giàu hơn. Năm ngoái, giá thành sản xuất ở Brazil đắt ngang với Pháp. Cho tới năm 2018, giá thành sản xuất ở Trung Quốc sẽ đắt ngang với Mỹ.

11:32 Cuộc cách mạng công nghiệp mới sẽ tăng tốc độ chuyển giao của các nền kinh tế mới nổi này tới một mô hình mới, chiếm lĩnh bởi việc tiêu thụ trong nước. Và đó là tin tốt, bởi vì đó là nơi tăng trưởng được tạo ra. Trong 5 năm tới, hàng tỷ người tiêu dùng ở Trung Quốc sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế nhiều hơn năm nước đứng đầu châu Âu cộng lại.

11:58 Cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 là cơ hội cho tất cả chúng ta. Nếu ta tận dụng cơ hội, ta sẽ có tăng trưởng bền vững trên toàn nền kinh tế. Điều đó có nghĩa chúng ta giàu hơn, và con cháu ta sẽ có tương lai tốt hơn.

12:16 Cám ơn.