Theo báo cáo Châu Á của Nelson đến năm 2020 có tựa đề “Phát triển hay bi quan”, môi trường bán lẻ khu vực châu Á Thái Bình Dương Đã có một cuộc cách mạng mạnh mẽ trong vòng 5 năm qua. Và cuộc cách mạng này được dự đoán tiếp tục trong thời gian tới. 50% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng các nhà bán lẻ sẽ tác động tích cực đến ngành hàng và thị trường trong 5 năm tới. Trong đó môi trường kinh doanh trực tuyến( KDTT) và thương mại điện tử( TMĐT) được xếp hạng là những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thay đổi của môi trường bán lẻ. Có đến 50% lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng TMĐT sẽ đóng góp 30% hoặc có thể còn cao hơn nữa vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp họ trong 5 năm tới. Hơn 32% nghĩ rằng TMĐT sẽ mang lại cho họ 20% trong tổng số doanh thu trong hoạt động kinh doanh của họ trong 5 năm tới.
Còn tại Việt Nam, lĩnh vực TMĐT của chúng ta đứng sau các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… Tuy nhiên, TMĐT Việt Nam được đánh giá là đang có tốc độ phát triển nhanh trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng của TMĐT tại Việt Nam năm 2015 là 30%, và dự đoán đến năm 2020 TMĐT sẽ đat mức 10 triệu đô la. Bên cạnh đó, theo các nhà phân tích, TMĐT Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai với sự tăng nhanh của tầng lớp trung lưu. Theo ước tính, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam sẽ tăng gấp đôi con số hiện tại vào năm 2020. Đây là những người mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn tôi muốn trải nghiệm những sản phẩm tốt hơn và sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm cao cấp. Ngoài ra tầng lớp trung lưu tại Việt Nam cũng là những người đam mê công nghệ sản sàng đầu tư cho công nghệ mà đây là nhân tố thúc đẩy TMĐT.
Nếu chúng ta nhìn vào những thành phố chính tại Việt Nam, người dùng internet là khoảng 80% dân số, thời gian sử dụng internet trung bình vào khoảng 25h/tuần. Từ đó có thể cho thấy họ kết nối tốt. Họ có thể lên mạng để kiểm tra thông tin sản phẩm và có thể mua trên mạng. Ngoài ra họ cũng xem video trực tuyến ít nhất 1 lần 1 tuần, tất cả những điều này đều góp phần vào tăng trưởng TMĐT của Việt Nam.
Cũng theo đại diện của Nelson, Tốc độ tăng trưởng của TMĐT báo hiệu cách thức hoạt động của các doanh nghiệp trong tương lai. Doanh nghiệp nào nắm bắt được xu hướng của thị trường thì sẽ tồn tại phát triển còn nếu không sẽ bị bỏ lại phía sau.
Về phần người tiêu dùng, rõ ràng họ ngày càng trở nên thông minh hơn trong việc lựa chọn sản phẩm. Họ không chỉ biết đến của hàng mua hàng như trước đây, mà họ có thể lên mạng để kiểm tra những gì có sẵn để so sánh giá, so sánh sản phẩm, đọc những bình luận sau đó mới đi mua. Khi xu hướng tiếp tục phát triển, người tiêu dùng tin tưởng hơn họ sẽ mua sản phẩm trực tuyến luôn, chứ không phải ra cửa hàng nữa.
Vậy với cương vị là nhà sản xuất, các doanh nghiệp nên làm gì? Điều đầu tiên là phải có mặt trong môi trường trực tuyến với tất cả thông tin về thương hiệu và sản phẩm của mình. Chúng ta phải có mặt mọi nơi trong suốt quá trình trải nghiệm của khách hàng. Và môi trường trực tuyến đóng vai trò quan trọng, vì đó là nơi mà mọi nhu cầu tìm hiểu thông tin đang được xảy ra.